Cờ Đức - Hình ảnh Và Lịch Sử Bí Ẩn Của Quốc Kỳ Đức

Cờ nước Đức có ba màu nằm ngang bao gồm ba dải màu đen, đỏ và vàng bằng nhau. Lá cờ lần đầu tiên được sử dụng làm quốc kỳ của nước Đức hiện đại vào năm 1919, trong thời kỳ Cộng hòa Weimar. Ở đây Việc Ngoài Nước sẽ cung cấp thêm thông tin chi tiết về ý nghĩa, cách phối màu và lịch sử của quốc kỳ Đức.

Việc sử dụng Quốc kỳ và Cờ nước Đức

Cũng giống như lịch sử hình thành đất nước, lá cờ Đức cũng đã trải qua nhiều phiên bản khác nhau tương ứng với mỗi thời kỳ của đất nước.

Lá cờ Đức hiện nay chính thức được thông qua làm Quốc kỳ từ năm 1919, từ thời Cộng Hòa Weimar. Lá cờ được thiết kế hình chữ nhật theo tỷ lệ 3:5 (tương ứng với chiều rộng : chiều cao).

Lá Quốc kỳ Đức gồm 3 dải màu đem – đỏ – vàng nằm ngang theo thứ tự từ trên xuống, có diện tích bằng nhau.

Một số điểm chính

  • Lá Quốc kỳ là cơ dân sự của Đức. Không những thế còn được dùng làm Quốc kỳ cho các cơ quan không thuộc Liên bang.
  • Các cơ quan Liên bang cao nhất như Bundestag, Bundesrat, Bundesversammlung, Thủ tướng, Tòa án Hiến pháp sử dụng Quốc kỳ Đức làm lá Quốc kỳ nhằm thể hiện mỗi quan hệ giữa họ và người dân Đức. Còn các cơ quan Liên bang khác sử dụng Bundesdienstflagge làm cờ tiểu bang.
  • Bundesdienstflagge cũng được sử dụng như một lá cờ chiến tranh. Trong đó Hải quân Đức đã sử dụng Bundesdienstflagge làm cờ chiến tranh trên đất liền và Cờ của Hải quân Đức là hiệu kỳ chiến tranh. Cờ của Hải Quân Đức cũng được sử dụng như Navy Jack.

Nguồn gốc của Cờ nước Đức

Lá cờ Đức được sử dụng hiện tại có nguồn gốc từ cờ Liên Minh Đức, cờ quốc gia của Đế chế Đức và cờ Cộng hòa Weimar. Lá quốc kỳ này được thiết kế bởi Ferdinand Von Reznicek và được sử dụng lần đầu tiên vào ngày 3/10/1848. Lá cờ có 3 dải màu đen, đỏ, vàng tượng trưng cho các bang và các Vương quốc thống nhất thành một Liên minh trong thời kỳ hình thành nước Đức như hiện tại.

Sau Thế chiến I, Đế chế Đức tan rã nên lá cờ Đức bị bãi bỏ. Đến tận thời kỳ Cộng Hòa Weimar, lá cờ mời được khôi phục và được sử dụng đến tận bây giờ.

Lịch sử Quốc kỳ Đức

Giả thuyết đầu tiên cho rằng 2 màu đen và vàng trên lá Quốc kỳ liên quan đến màu sắc trên quốc huy bán chính thức của Đế chế La Mã. Hai màu này xuất hiện trên lá cờ của Đế chế Áo, được tạo ra vào năm 1804 bởi Francis II – Người cai trị cuối cùng của Đế chế La Mã.

Hai năm sau, Đế chế La Mã không còn tồn tại. Và kể từ đó, hai màu cờ đen – vàng sẽ gắn liền với Vương triều Habsburg của Áo, được biết đến với tên gọi “Chế độ quân chủ Đen và Vàng”.

Vào những năm 1840, là cờ Đen – đỏ – vàng được sử dụng làm biểu tượng cho phong trào chống lại Trật tự Châu Âu bảo thủ được thành lập sau thất bại của Napoleon.

Quốc hội Frankfurt đã tuyên bố 3 màu đen – đỏ – vàng là màu chính thức của Liên bang Đức, trong đó đỏ tượng trưng cho Liên minh Hanseatic, vàng – đen tượng trưng cho Áo.

Ngoài ra còn có rất nhiều giả thuyết về nguồn gốc màu sắc được sử dụng trong lá cờ năm 1848. Có ý kiến cho rằng đây là màu của Jena Student’s League – một trong những Burschenscheften có tư tưởng cực đoan bị Metternich cấm trong Nghị định Carlsbad.

Một số ý kiến khác cho rằng màu của lá cờ liên quan đến đồng phục của Quân đoàn tự do Lutzow – được thành lập trong cuộc đấu tranh chống lại lực lượng chiếm đóng của Napoleon với đối tượng hầu hết là sinh viên đại học.

Lịch sử giữa thế kỷ 19 của Quốc kỳ Đức

Vào giữa thế kỷ thứ 19, màu đỏ trở thành biểu tượng của cuộc cách mạng và tầm nhìn xã hội chủ nghĩa của Karl Marx. Nhưng có rất nhiều lý do dẫn đến cuộc cách mạng năm 1848 thất bại.

Một bước quan trọng hướng tới giải pháp Kleindeutsch là chiến tranh Áo – Phổ vào năm 1866. Điểm đặc biệt là các Quốc gia Nam Đức đã liên kết với Áo, sau đó treo cờ đen – đỏ – vàng.

Sau cuộc xung đột, Liên bang Đức chính thức bị giải tán và Phổ tiếp tục thành lập người kế nhiệm không chính thức, Liên bang Bắc Đức vào năm 1867.

Ngày 25/6/2867, Liên minh đã thống nhất thông qua 1 lá cờ pha trộn màu sắc giữa các nước thành viên thành lá cờ đen – trắng – đỏ. Lá cờ này là Quốc kỳ của Đế chế Đức từ năm 1871 – 1918.

Sau thất bại của Đức trong chiến tranh thế giới thứ 2, lá cờ này không được sử dụng nữa. Và Công hòa Weimar mới chính thức phục hồi lá cờ đen – đỏ – vàng vào 11/8/1919.

Năm 1926, lá cờ đen – trắng – đỏ một lần nữa được phép sử dụng, nhưng chỉ dành cho các phái bộ ngoại giao của Đức ở nước ngoài.

Lịch sử hậu phát xít của cờ nước Đức

Năm 1933, khi Đức quốc xã lên nắm quyền thì lá cờ đen -đỏ-vàng đã bị loại bỏ và thay thế bằng lá cờ với 3 màu đen -trắng-đỏ. Đến 15/9/2935, họ đã thay thế toàn bộ các lá cờ của chính phủ Đức bằng lá cờ chữ Vạn (từng là lá cờ Đảng của họ). Lá cờ này có cùng màu với cờ Đế Quốc, điểm khác là được sắp xếp thành 1 lá cờ đở với 1 đĩa trắng ở giữa có chữ vạn đen.

Sau thất bại của Đức trong Thế chiến II, Hội đồng Kiểm soát Đồng mịn đã trực xuất các quốc kỳ hiện có, đồng thời ban hành một mệnh lệnh chỉ định cờ hiệu tín hiệu quốc tế đại diện cho chữ C làm cờ dân sự tạm thời của Đức, trong đó chữ C viết tắt của Đầu hàng.

Sau rất nhiều cuộc tranh luận, lá cờ đen-đỏ-vàng đã được chấp thuận làm Quốc kỳ của Cộng hòa Liên bang Đức (Tây Đức) vào 9/5/1949.

Cộng hòa Dân chủ Đức (Đông Đức) ban đầu chỉ sử dụng 1 lá cờ. Tuy nhiên đến ngày 1-10-1959, Đông Đức đã đưa biểu tượng cộng sản vào giữa lá cờ: 1 cái búa (tượng trưng cho công nhân) và 1 la bàn (tượng trưng cho tri thức) bên trong bông lúa (tượng trưng cho nông dân).

Đến năm 1990, Cộng hòa Dân chủ Đức thống nhất với Cộng hòa Liên bang Đức và cờ của Đông đức đã bị cấm. Việc sử dụng cờ trong bất kỳ trường hợp nào sẽ bị coi là phạm tội ở Tây Đức trong phần lớn thời gian diễn ra Chiến tranh Lạnh.

Nam, Tây và Đông Đức

Sau chiến tranh Áo – Phổ vào thế kỷ 19, Nam, Tây và Đông Đức có cơ riêng. Lá cờ đen – đỏ – vàng được treo theo truyền thống của Phổ ở miền Bắc và được đảm bảo rằng có sự phân biệt rõ ràng giữa bảng màu hiện nay của lá Quốc kỳ.

Sau đó Liên minh bắt đầu sử dụng 1 lá cờ với sự kết hợp màu sắc của các khu vực tạo nên lá cơ 3 màu đen – trắng – đỏ nằm ngàng và được sử dụng trong Đế chế Đức từ năm 1871 – 1918.

Cờ dân sự Đức

Lá cờ 3 màu của Đức được sử dụng làm cờ dân sự và cờ hiệu dân sự. Nó cũng thường được các nhà chức trách sử dụng để thể hiện mối quan hệ giữa họ với chính phủ liên bang.

Cờ Chính phủ Đức

Lá cờ Chính phủ Đức được ra mắt vào năm 1950. Đây là một lá cơ dân sự đã bị tẩy xóa và có hình lá chắn liên bang (một quốc huy biến thể của Đức), với lớp phủ màu đen và vàng. Lá cờ nà chỉ được treo bởi Chính phủ, trong trường hợp treo cờ mà chưa được phép, sẽ cấu thành hành vi phạm tội và bị phạt tiền.

Cờ quân sự dọc

Những lá cờ có thiết kế dọc được ra đời vào năm 1996. Và không có gì lạ khi đến Đức bạn thấy hai lá cờ ngang và dọc được kéo lên cùng 1 lúc.

Treo cờ Đức

Tại Đức có một số ngày treo cờ toàn dân. Ví dụ:

  • Ngày 27/1: ngày tưởng niệm Holocaust quốc tế
  • Ngày 1/5: Quốc tế lao động tại Đức
  • Ngày 9/5: kỷ niệm Tuyên bố Schuman, dẫn đến Liên minh Châu Âu
  • Ngày 23/5: Kỷ niệm Luật cơ bản của Đức
  • 17/6: kỷ niệm cuộc nổi dậy Đông Đức (1953)
  • Ngày 20/7: ngày kỷ niệm cuộc tổng khởi nghĩa 20/7
  • Ngày 3/10: Ngày thống nhất nước Đức
  • Và ngày Quốc tang tại Đức

Vào những ngày này bạn sẽ thấy lá Quốc kỳ Đức được treo ở nửa cột buồm và không có lá cờ dọc nào được hạ xuống.

Vì vậy, ý nghĩa của cờ nước Đức?

Mỗi quốc gia, mỗi vùng lãnh thổ đều có 1 lá Quốc kỳ biểu tượng cho lịch sử, văn hóa của dân tộc.

Lá Quốc kỳ Đức được thiết kế với 3 dải màu Đen – Đỏ – Vàng mang ý nghĩa vô cùng độc đáo. Và ở mỗi thời kỳ biến động của đất nước thì dải màu ấy lại mang một ý nghĩa khác nhau. Cụ thể:

  • Ở thời kỳ Trung cổ: lá quốc kỳ mang ý nghĩa thoát khỏi bóng tối nô lệ (màu đen) nhờ những trận chiến đẫm máu (màu đỏ) để đến với ánh sáng hoàng kim của tự do (màu vàng).
  • Từ thời kỳ Cộng hòa Weimar cho đến nay: lá cờ là biểu tượng cho tính thống nhất và tự do của đất nước, con người Đức.

Trên đây là toàn bộ những thông tin về lá cờ Đức – niềm tự hào dân tộc của những con người nơi đây.

Đừng quên ghé qua viecngoainuoc.com mỗi ngày để cập nhập thêm những thông tin hữu ích khác nhé!

5/5 - (1 bình chọn)

Đánh giá

Chưa có đánh giá nào!

Hãy là người đầu tiên nhận xét

*