Những trò chơi Nhật Bản truyền thống đã được lưu truyền từ đời này sang đời khác, là một nét văn hóa gắn liền với đời sống con người xứ sở hoa anh đào. Cùng tìm hiểu những trò chơi dân gian đặc sắc này qua bài viết sau đây nhé!
Koma là một trò chơi có nguồn gốc từ Trung Quốc và được du nhập vào Nhật Bản từ thời Edo. Trước kia trò chơi Nhật Bản truyền thống Koma được sử dụng trong các nghi lễ Hoàng gia và đến nay trò chơi này vẫn còn thịnh hành, được rất nhiều người yêu thích, chơi vào những ngày đầu năm mới.
Giống như trò chơi con quay ở Việt Nam, người chơi Koma sẽ dùng dây để quật Bei-goma (con quay chế tạo từ gỗ hoặc thép) ra khỏi vòng tròn thi đấu để dành được chiến thắng.
Trò chơi Takoage (thả diều) không chỉ được yêu thích tại Việt Nam mà đây còn là trò chơi dân gian, một nét văn hóa nghệ thuật tiêu biểu của con người Nhật Bản. Không những thế Takoage còn là một trò chơi mang yếu tố tâm linh, bởi người Nhật quan niệm rằng con diều bay cao mang ước nguyện đến các vị thần giúp các ước mong trở thành sự thật, các em bé sẽ ngày càng khôn lớn, khỏe mạnh.
Cái tên tiếp theo được bật mí trong top 10 trò chơi truyền thống thú vị tại đất nước Nhật Bản chính là Hanetsui (đánh cầu).
Trò chơi này tương tự như trò đánh cầu lông ở Việt Nam, điểm khác biệt là không có lưới ở giữa. Khi chơi bạn sử dụng một chiết vợt gỗ (Hagoita) hình mái chèo với họa tiết đẹp mắt để đánh qua lại quả cầu lông (Hane) hình tròn, màu đen, cứng, có đính lông động vật, được là bằng quả bồ hòn. Trong tiếng Nhật, quả bồ hòn được gọi là Muluro Ji (theo tiếng Hán có nghĩa là “một đứa trẻ không bị ốm đau”). Vì vậy cậy vợt đánh cầu lông thường được người Nhật lựa chọn làm quà tặng cho trẻ nhỏ với lời chúc sức khỏe và may mắn.
Menko (ném đĩa) là trò chơi dân gian mang đậm nét văn hóa của xứ sở hoa anh đào, giúp người chơi rèn luyện sự khéo léo, nhanh nhẹn và khả năng phán đoán tình huống một cách chính xác.
Người chơi sử dụng các đĩa hình tròn hoặc hình chữ nhật (làm bằng bìa cứng, in hình ảnh màu sắc sặc sỡ) để làm cho đĩa của đối phương bị lật lên. Và cứ thay phiên nhau đến khi người nào lấy được hết lá bài hoặc có nhiều là bài nhất là chiến thắng.
Karuta là trò chơi truyền thống ở xứ sở phù tang, giúp người chơi rèn luyện khả năng tư duy, ứng biến, lựa chọn và giải quyết vấn đề. Điểm đặc sắc của Karuta là một bộ bài có 100 lá và các lá bài có viết “một trăm bài thơ tanka”.
Cách thức chơi vô cùng đơn giản: người đầu tiên sẽ đọc câu trước bài thơ và người chơi sau phải lấy lá bài có câu thơ sau. Cứ như thế đến cuối cùng ai là người lấy được hết tất cả các lá bài trên sân mình trước thì sẽ dành chiến thắng.
Nhật Bản có những trò chơi truyền thống gì thú vị. Bật mí với bạn đó chính là Kendama (bắt bóng bằng cốc). Trò chơi có nguồn gốc từ Pháp, đòi hỏi người chơi phải có kĩ năng khéo léo và sự bền bỉ, kiên trì.
Cái tên Kendama bắt nguồn từ dụng cụ để chơi, gồm thanh gỗ có hình thánh giá (Ken) và quả bóng màu (Dama) nối liền với nhau thông qua 1 sợi dây.
Ohajiki là một trong những trò chơi Nhật Bản truyền thống được các bé gái vô cùng yêu thích. Trò chơi sử dụng Ohajiki – miếng thủy tinh có hình cầu dẹp, nhiều màu sắc lấp lánh vô cùng đẹp mắt.
Người chơi sẽ dùng viên Ohajiki này búng vào viên Ohajiki của đối thủ. Nếu búng trúng sẽ được lấy viên Ohajiki đó. Kết thúc trò chơi, ai có nhiều viên Ohajiki nhất sẽ dành chiến thắng.
Những ai là fan của bộ truyện tranh Đô rê mon thì chắc hẳn sẽ chẳng còn xa lạ với hình ảnh chiếc chong chóng tre. Nhưng bạn có biết rằng nguồn gốc của “bảo bối” ấy lại được bắt nguồn từ Taketombo – một trò chơi dân gian rất được ưa chuộng tại Nhật Bản hay không?
Chong chóng tre có cấu tạo khá đơn giản, gồm 2 cánh được gắn chắc vào 1 thân tre nhỏ. Khi chơi bạn dùng tay chà xát vào phần thân tre để chong chóng có thể bay lên cao.
Khi nhắc đến những trò chơi truyền thống thú vị nhất tại Nhật Bản thì không thể không nhắc đến Ayatori (tạo hình bằng dây). Đây là một trò chơi vừa khó lại vừa dễ, giúp người chơi rèn luyện tính tỉ mỉ, sự khéo léo.
Khi chơi bạn sử dụng 1 sợi dây (thường là màu đỏ, dài khoảng 120cm) để đan vào ngón tay của mình tạo thành các hình khối khác nhau như hình trò, ngôi sao, tòa tháp, cây cầu…. Trong trường hợp chơi từ 2 người trở lên thì mỗi người sẽ đan 1 sợi dây, nếu ai làm hỏng hoặc làm vướng dây trước sẽ thua cuộc.
Một trong những trò chơi dân gia thú vị mà người Nhật hay chơi dịp lễ hội, năm mới là Fukuwarai. Cách chơi khá đơn giản, bạn chỉ cần bịt mắt lại và dùng tay gắn các đồ vật như mắt, mũi, miệng vào 1 bức tranh, sao cho đúng các vị trí trên khuôn mặt.
Điểm thú vị của trò chơi chính là bạn sẽ nhận được sự hướng dẫn của mọi người xung quanh. Chính bởi vậy Fukuwarai hứa hẹn mang đến những tiếng cười sảng khoái cho tất cả mọi người.
Trên đây là top 10 những trò chơi dân gian cực kỳ thú vị của xứ sở hoa anh đào Nhật Bản mà https://viecngoainuoc.com/ muốn bật mí. Nếu có cơ hội được đến Nhật du lịch, du học hay xuất khẩu lao động thì nhất định bạn đừng bỏ qua những trò chơi Nhật Bản truyền thống vô cùng đặc sắc này nhé!
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào!