Bạn có biết rằng giờ làm việc ở Đức được đánh giá là ngắn nhất ở Châu Âu? Thực hư việc này như thế nào? Có chính xác không? Cùng khám phá ngay qua bài viết sau nhé.
Thời gian làm việc của người lao động tại Đức được quy định bởi Luật Lao Động Đức. Cụ thể, thời gian làm việc tối đa cho 1 ngày la 8 giờ và cho 1 tuần là 48h.
Theo số liệu thống kê của Eurostat, trung bình thời gian làm việc của người lao động tại Đức là 34.8h mỗi tuần, thấp hơn nhiều so với mức trung bình của các nước ở Châu Âu.
Ngoài thời gian làm việc cố định này thì người lao động sẽ được làm thêm tối đa 8h mỗi tuần với điều kiện phải được chi trả mức lương cao hơn.
Bộ Luật Lao động của Đức quy định, làm việc dưới 30 giờ mỗi tuần được xem là bán thời gian. Làm việc bán thời gian đang dần trở lên phổ biến, tập trung nhiều ở đối tượng phụ nữ, bởi họ muốn dành phần lớn thời gian để chăm sóc gia đình, con cái.
Tại Đức có những giới hạn pháp lý nghiêm ngặt về thời gian làm việc. Cụ thể:
Trên thực tế số người làm việc ngoài giờ hành chính ở Đức đang ngày càng tăng lên. Số liệu thống kê vào năm 2019 cho thấy cứ 5 người sẽ có 1 người thường xuyên phải làm việc từ 6 giờ chiều đến 11h đêm. Số liệu khảo sát còn cho thấy có ít nhất 5% số người phải làm việc vào ban đêm, 24.1% người được khảo sát phải làm việc vào thứ 7 và 11.7% người nói rằng họ phải làm việc cả vào ngày chủ nhật.
Thời gian làm thêm ngoài giờ phải đảm bảo phù hợp với thời gian làm việc tối đa đã quy định (như ở trên). Đồng thời những người làm ngoài giờ hành chính sẽ được nghỉ bù hoặc được chi trả mức lương hợp lý.
Thời gian làm việc cứng nhắc lặp đi lặp lại hàng ngày sẽ khiến người lao động cảm thấy gò bó, chán nản. Chính vì vậy rất nhiều doanh nghiệp tại Đức cho phép người lao động có thể làm việc linh hoạt theo các hình thức như:
Dù bạn làm việc ở Đức hay bất cứ một quốc gia nào khác cũng sẽ được hưởng đầy đủ các chế độ phúc lợi như nghỉ lễ, nghỉ ốm, nghỉ thai sản. Cụ thể:
Tại Đức mỗi năm đang có 10 ngày nghỉ lễ chính thức áp dụng cho tất cả những người đang làm việc tại đây là năm mới, giáng sinh, lễ phục sinh, ngày quốc tế lao động,…
Ngày nghỉ lễ, nghỉ phép của người làm việc tại Đức được quy định như sau:
Với những người đã làm việc hết năm và không sử dụng hết ngày phép sẽ có quyền yêu cầu công tu quy đổi và thanh toán số tiền tương ứng với số ngày nghỉ chưa dùng đến. Quy định này được áp dụng cho những người lao động đã làm việc được 6 tháng kể từ ngày ký hợp đồng.
Ốm đau là việc không ai mong muốn và khó lường trước. Do đó nếu rơi vào trường hợp này bạn hãy thông báo cho doanh nghiệp sớm nhất để được trả lương đầy đủ trong tối đa 6 tuần.
Với những người bị ốm trên 6 tuần, có thể nộp đơn xin trợ cấp ốm đau và được hưởng 70% mức lương.
Chế độ nghỉ thai sản ở Đức được quy định như sau:
Nghỉ phép chăm sóc con cái là quyền lợi hợp pháp của người lao động khi làm việc tại Đức. Trong khoảng thời gian này, người lao động có thể nộp hồ sơ xin trợ cấp để giảm thiểu việc bạn bị mất thu nhập.
Người lao động có thể yêu cầu được nghỉ phép để chăm sóc con cái khi đảm bảo các điều kiện:
Bạn có thể tự do quyết định thời gian nghỉ phép dành cho cha mẹ theo mong muốn của mình. Thời gian nghỉ có thể được thực hiện bất kỳ lúc nào trong khoảng thời gian từ ngày sinh của con và ngày sinh nhật 3 tuổi của chúng. Hoặc bạn có thể tiết kiệm dành tới 24 tháng nghỉ phép của cha mẹ để sử dụng vào thời điểm từ sinh nhật thứ 2 đến thứ 7 của con bạn, miễn là chủ doanh nghiệp của bạn đồng ý.
Nếu bạn muốn nghỉ phép theo chế độ chăm sóc con cái thì cần phải thông báo cho doanh nghiệp trong thời gian:
Đồng thời bạn cần phải làm nộp đơn xin nghỉ phép bằng văn bản cho doanh nghiệp, trong đó ghi rõ ngày nghỉ phép mà bạn muốn thực hiện.
Luật pháp tại Đức quy định bạn được nghỉ 10 ngày để chăm sóc cho người thân khi gặp sự cố ốm đau,…Và thời gian nghỉ phép này sẽ không được trả lương.
Hoặc bạn có thể nghỉ 6 tháng để chăm sóc điều dưỡng cho người thân. Trong trường hợp nghỉ dài hạn này bạn cần thông báo trước cho công ty ít nhất là 10 ngày trước khi nghỉ.
Trên đây là tổng hợp những thông tin về giờ làm việc, ngày làm việc, ngày nghỉ cho những người lao động tại Đức. Đừng quên truy cập Viecngoainuoc.com mỗi ngày để cập nhập thêm nhiều thông tin thú vị khác nhé.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào!